Số điện thoại: +84935220247 Fax: +842343863777
 
10/05/2022

Ngành dệt may & da giày trong T01-2022 và triển vọng 2022

Xuất khẩu các mặt hàng may mặc, giày dép tiếp tục tăng so với tháng trước, và tăng mạnh so với cùng kỳ 2021; mặc dù sản lượng sản xuất có giảm so với tháng trước do tháng giáp Tết số ngày làm việc ít hơn, và nhiều lao động về quê nghỉ Tết sớm. Trong tháng, giá các loại bông, sợi, và nguyên phụ liệu của ngành tiếp tục tăng.

 

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TRONG NƯỚC

Tình hình sản xuất: Trong tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành Dệt tăng +8.8% YoY, may mặc tăng +11.4% và sản xuất da & sản phẩm tăng +12.3%. 

Tình hình xuất khẩu:  Tăng trưởng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng (ngoại trừ giày dép) trong T01-2022 đạt 18-45% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Mỹ và EU; trong khi thị trường Nhật và Trung Quốc vẫn giảm.

Xét về nhóm hàng, giày dép và túi xách khôi phục khá tốt; trong đó, túi xách khôi phục sức bật tốt hơn giày dép. Giá trị xuất khẩu 2 tháng gần đây đã quay về mức cao của giai đoạn trước đợt dịch trong nước lần thứ 4. Tuy nhiên xuất khẩu giày dép chủ yếu vẫn nhờ thị trường Mỹ & EU, trong khi tình hình xuất sang các thị trường Châu Á (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN) tiếp tục ảm đạm.


TRIỂN VỌNG 2022F

Với tổng cầu thế giới về hàng may mặc thời trang được dự báo tích cực và tình hình đơn hàng xuất khẩu các DN đã nhận đến hiện tại, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong kịch bản tích cực với giả định COVID-19 được kiểm soát và hoạt động sản xuất - kinh doanh được duy trì bình thường, xuất khẩu dệt may năm 2022 sẽ đạt khoảng 42.5 - 43 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp nhận định, kịch bản này là khả thi. Trong khi đó, với ngành da giày - túi xách, mục tiêu đặt ra cho năm 2022 là kim ngạch xuất khẩu đạt 24 - 25 tỷ USD.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các DN có thể vẫn đối mặt với nhiều thách thức: Chi phí nguyên vật liệu (giá sợi) và chi phí vận chuyển quốc tế được dự báo tiếp tục tăng/hoặc neo ở mức cao trong ít nhất nửa đầu năm 2022, và chi phí phòng dịch trong quá trình sản xuất vẫn là gánh nặng đối với doanh nghiệp.
Ngoài ra, cơ cấu đơn hàng của năm 2022 đã có sự thay đổi so với 2021, đơn hàng dệt kim nhiều hơn. Trong khi dù hiện tại nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng đến Q2 & Q3-2022 nhưng chưa thể dự đoán được thị trường sẽ thế nào sau đó vì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch. 

Mặt khác, theo nhận định của các chuyên gia, dù thị trường dệt may khởi sắc như

hotline +84935220247 hotline +84935220247